Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Máy giặt sấy? sự khác biệt?

Trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại máy giặt mặt nào là máy giặt đứng máy giặt ngang hay máy giặt sấy nếu như chỉ có loại máy giặt lồng đứng và lồng ngang thì chúng ta có thể dễ dàng phát hiện còn máy giặt sấy là gì là lồng đứng hay lồng ngang?

Việc phân biệt máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang không còn là điều quá khó khăn bởi vì cấu tạo lồng rất dễ phát hiện và có thể nhìn thấy chìa khóa ngay lập tức.

Tuy nhiên đối với máy giặt sấy thì máy giặt sấy có lòng đứng máy giặt sấy có lồng ngang hay không và các công nghệ của loại máy này có gì hơn những loại máy giặt thông thường?

Xem bài viết này sẽ giải thích cho bạn cụ thể cặn kẽ cũng như những công nghệ mới nhất của các loại máy giặt sấy hiện nay.

Nếu như bạn đang có nhu cầu sửa chữa điện lạnh tại khu vực Hà Nội hoặc sửa chữa máy giặt tại Đan Phượng hoặc các khu vực như huyện Phúc Thọ hay sửa máy giặt ở Hoài Đức thì có thể liên hệ ngay với thợ điện lạnh 24h, chúng tôi tôi sẽ có mặt ngay lập tức để phục vụ và giải quyết các vấn đề máy giặt của bạn.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Máy giặt sấy? sự khác biệt?

Lựa chọn máy giặt lồng đứng hay lồng ngang vẫn luôn là một trong những quyết định vô cùng khó khăn đối với người dùng. Vậy nên trong bài viết này, Siêu thị Điện Máy Nội Thất  sẽ gửi đến các bạn một số thông tin về ưu, nhược điểm của từng dòng sản phẩm để xem đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

Máy giặt lồng đứng

Đối với một chiếc máy giặt lồng đứng thì chúng ta sẽ có khoảng 6 ưu điểm chính và 4 nhược điểm cần phải chấp nhận

Ưu điểm

- Đầu tiên chính là kích thước nhỏ gọn hơn so với máy giặt lồng ngang. Nhờ thiết kế phần cửa ở trên do đó đây sẽ là một sự lựa chọn cực kì phù hợp dành cho những không gian sử dụng không quá lớn.

- Ít tiêu tốn điện năng trong quá trình sử dụng.

- Thiết kế phần nắp mở nhẹ nhàng, thuận tiện trong quá trình thao tác, sử dụng hằng ngày.

- Dễ dàng bổ sung quần áo cần giặt kể cả khi máy đang hoạt động.

- Trọng lượng nhẹ hơn đáng kể, do đó việc di chuyển thiết bị khi có nhu cầu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

- Đặc biệt đó là giá thành dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

Nhược điểm

- Với máy giặt lồng đứng, quần áo sau khi giặt sẽ thường xuyên bị xoắn vào với nhau, nhăn nheo, dễ hư hỏng nếu giặt thường xuyên.

- Bên cạnh đó thì khả năng vắt khô cũng không thực sự ấn tượng như máy giặt lồng ngang.

- Tuy cho khả năng tiết kiệm điện ấn tượng nhưng máy giặt lồng đứng lại tiêu tốn nhiều nước hơn đôi chút,

- Một số mẫu máy giặt cũ có sự rung lắc trong quá trình hoạt động và điều này có thể dễ dàng cảm nhận được.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

Nhìn chung, máy giặt lồng đứng vẫn sẽ là một sự lựa chọn tốt dành cho những gia đình sống ở những không gian nhỏ như căn hộ chung cư chẳng hạn, nhà trọ,...

Hiện tại, hệ thống Siêu thị Điện Máy Nội Thất đang áp dụng rất nhiều chương trình khuyến mãi cùng mức giá bán hấp dẫn dành cho các mẫu máy giặt lồng đứng Samsung để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn trong dịp mua sắm cuối năm này.

Máy giặt lồng ngang

Tương tự như máy giặt lồng đứng, máy giặt lồng ngang cũng có 6 ưu điểm tích cực bên cạnh những nhược điểm vẫn cần được khắc phục.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

Ưu điểm

- Ưu điểm đầu tiên đó chính là thiết kế, bởi hầu hết các mẫu máy giặt lồng ngang đều được đánh giá cao ở khía cạnh này hơn so với lồng đứng.

- Bảo vệ tối đa độ bền quần áo, ít bị xoắn, nhắn và phai màu sau khi giặt, đồng thời khả năng vắt khô cũng tốt hơn.

- Công nghệ Inverter gần như là một trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu máy giặt lồng ngang, giúp thiết bị hoạt động êm ái, bền bỉ hơn. Trên máy giặt lồng đứng thì chỉ những model mới, cao cấp mới đc tích hợp công nghệ này.

- Tiết kiệm nước đáng kể so với máy lồng ngang.

- Trên máy giặt lồng ngang Samsung, người dùng còn có thể thêm quần áo giặt khi máy đang hoạt động.

- Đa dạng chế độ giặt và công nghệ hỗ trợ hơn.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

Nhược điểm

- Nhược điểm lớn nhất của máy giặt lồng ngang khiến nhiều người dùng phân vân đó chính là kích thước cồng kềnh và trọng lượng nặng đáng kể so với máy giặt lồng đứng.

- Chi phí để sở hữu máy giặt lồng ngang cũng cao hơn.

- Mặc dù sở hữu công nghệ Inverter tiên tiến thế nhưng lượng điện tiêu thụ của thiết bị này vẫn khá lớn.

- Tuổi thọ trung bình của máy giặt lồng ngang chỉ bằng ½ so với máy lồng đứng.

Nhìn chung, máy giặt lồng ngang sẽ phù hợp với những không gian sử dụng rộng rãi, tần suất sử dụng nhiều và bạn muốn tiết kiệm lượng nước sử dụng hằng ngày. Ngoài ra với những gia đình có trẻ nhỏ thì đây cũng là một sự lựa chọn phù hợp bởi khả năng hoạt động ổn định và êm ái.

Máy giặt lồng đứng hay máy giặt lồng ngang? Đâu là sự khác biệt?

công nghệ phổ biến và hiện đại nhất trên máy sấy quần áo hiện nay

Bên cạnh máy giặt thì máy sấy cũng là thiết bị giúp việc giặt giũ trở nên hữu ích hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn mua máy sấy nào tốt, cùng tìm hiểu 7 công nghệ phổ biến và hiện đại nhất trên máy sấy quần áo hiện nay.

Công nghệ sấy khô tự động

Công nghệ sấy khô tự động là một trong những công nghệ phổ biến nhất trên nhiều loại máy sấy quần áo trên thị trường hiện nay.

Với sự hỗ trợ của công nghệ này, máy có thể nhận biết được độ khô ráo của từng loại quần áo. Đồng thời, máy sấy cũng tích hợp các chương trình sấy cho từng loại sợi vải hoặc các loại vải mỏng.

Chế độ sấy khô đồ len tự động

Từ đó, người dùng có thể tùy chọn mức nhiệt và thời gian sấy thích hợp với chu kỳ thời gian định trước là 20 phút đến 80 phút khi sử dụng loại máy sấy này.

Máy giặt sấy khô tự động mẫu mã đa dạng đi kèm với giá thành dễ tiếp cận với đông đảo người dùng hiện nay.

2Công nghệ sấy diệt khuẩn

Máy sấy quần áo sở hữu công nghệ nghệ sấy diệt khuẩn là loại máy hoạt động theo quy trình khép kín bằng nhiệt giúp quần áo sạch, thơm tho, đặc biệt là trong những ngày mưa ẩm ướt.

Công nghệ sấy diệt khuẩn

Nhờ công nghệ sấy diệt khuẩn, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ sạch của quần áo khi dùng máy sấy và vi khuẩn được loại bỏ trên quần áo, chăn màn cũng với công nghệ thông minh này.

Từ đó, việc sử dụng máy sấy quần áo được tích hợp công nghệ này sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn.

Công nghệ sấy thông hơi

Công nghệ sấy thông hơi đang được khá nhiều các hãng điện tử có tên tuổi ứng dụng trên các dòng máy sấy quần áo của mình với giá thành dao động từ 7 - 10 triệu đồng.

Loại máy sấy này sử dụng thanh điện trở nhiệt để làm nóng không khí. Quạt gió trong mấy sấy sẽ thổi qua thanh điện trở để đẩy không khí nóng vào trong buồng sấy làm nước trong quần áo bay hơi nhanh hơn.

Quá trình này diễn ra liên tục và không khí nóng mang theo hơi ẩm sẽ được thoát ra bên ngoài theo lỗ thông hơi.

Công nghệ sấy thông hơi

Bên cạnh đó, loại máy sấy này thường có cấu tạo khá đơn giản nên khi bị hỏng hóc thì chi phí sửa chữa cũng như thay thế phụ kiện sẽ rẻ hơn khá nhiều so với loại máy sấy ngưng tụ.

Một trong những điểm của loại máy sấy này mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua đó là loại máy này khá tốn điện và cần đặt ở nơi thoáng để hơi nước thoát ra ngoài không làm ảnh hưởng đến các đồ dùng xung quanh.

Nếu bạn lắp thiết bị này trong nhà sẽ khá bất tiện vì, bạn phải lắp thêm ống dẫn hơi nước ra bên ngoài. Nên khi mua loại máy này, bạn cần đảm bảo nhà đủ thoáng và rộng để đặt ống thông hơi.

Công nghệ sấy ngưng tụ

So với các loại máy sấy thông hơi, công nghệ sấy ngưng tụ chỉ có trên một số ít sản phẩm của các thương hiệu như Candy, Electrolux,... và có giá thành cao hơn, giá thành dao động từ 8 - 14 triệu đồng.

Máy sấy ngưng tụ là loại máy sấy sử dụng công nghệ ngưng tụ trong quá trình sấy. Công nghệ này có tác dụng giữ lại hơi nước trong quá trình sấy và ngưng tụ thành nước bên trong buồng ngưng (khoang ngưng) ở bên dưới.

Chính nhờ công nghệ này nên máy sấy ngưng tụ sẽ không cần phải lắp thêm ống thoát khí như các loại máy sấy thông thường vừa đảm bảo an toàn lại có thể lắp ở bất cứ nơi nào trong nhà mà bạn muốn. Kích thước của máy sấy ngưng tụ điện nhỏ gọn, an toàn và linh động hơn máy sấy thông hơi.

Công nghệ sấy ngưng tụ

Tuy nhiên, giá thành loại máy sấy này cũng cao hơn máy sấy thông hơi từ 2 - 5 triệu đồng nếu so sánh cùng phân khúc hoặc thương hiệu. Thêm vào đó, máy có nhiều chi tiết và bộ phận bên trong nên sẽ gặp khó khăn khi sửa chữa và chi phí thay mới cũng cao.

Công nghệ Inverter tiết kiệm điện

Nhiều loại máy sấy quần áo hiện nay cũng được trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện.

Các loại máy sấy quần áo này thường có giá thành cao hơn các loại máy sấy thường nhưng tiết kiệm năng lượng hiệu quả khi sử dụng lâu dài và hoạt động êm ái, bền bỉ hơn.

Công nghệ Inverter tiết kiệm điện

Công nghệ sấy xoay tròn Iron Aid

Công nghệ sấy xoay tròn Iron Aid được ứng dụng trên các dòng máy sấy Electrolux.

Nhờ khả năng xoay lồng sấy theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong quá trình sấy quần áo, công nghệ sấy đảo chiều của máy sấy Electrolux sẽ giúp cho những chiếc quần áo được tơi, không xoắn vào nhau, giúp chúng được sấy khô đồng đều.

Công nghệ này cũng giúp làm giảm nhăn quần áo hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian ủi đồ.

Công nghệ sấy Iron Aid

Công nghệ sấy bơm nhiệt

Khác với máy sấy thông thường dùng điện trở làm nóng, máy sấy bơm nhiệt (Heatpump) là máy sấy được trang bị máy nén sử dụng khí gas trong môi trường áp suất cao, để tạo ra luồng khí nóng giúp sấy khô quần áo một cách hiệu quả và mang lại khả năng tiết kiệm điện.

Không giống với những công nghệ sấy khác, công nghệ Heatpump sử dụng máy nén (thay vì điện trở) để tạo ra nhiệt năng sấy.

Các loại máy sấy này sở hữu một số ưu điểm nổi bật như tiết kiệm điện năng đến 50%, công nghệ máy nén và cảm biến nhiệt giúp sấy áo quần nhiệt độ phù hợp và bảo vệ quần áo tối ưu, không cần lắp đặt thêm ống thông hơi phù hợp với mọi không gian.

Tiết kiệm điện năng 50%

Cách bảo quản máy giặt được lâu:

Chú ý vị trí lắp đặt máy giặt

Vị trí lắp đặt cực kỳ quan trọng để máy giặt hoạt động ổn định, duy trì tuổi thọ cao. Máy giặt nên đặt ở nên khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời hoặc có biện pháp che chắn phù hợp, hạn chế đặt ở nhà bếp hay phòng tắm.

Khi lắp đặt, bạn cần đảm bảo máy giặt vững chãi bằng cách đặt trên mặt sàn phẳng, điều chỉnh các chân của máy giặt cho cân bằng hoặc đặt trên giá đỡ, không dùng gỗ hay giấy để chèn vào. Máy giặt khi vắt sẽ rung lắc rất mạnh, tạo áp lực xuống dưới và có thể di chuyển, nếu không cố định chắc chắn sẽ gây hư hỏng động cơ bên trong hoặc trào nước ra ngoài.

Ngoài ra, ống xả nên nối trực tiếp vào lỗ thoát, đảm bảo nước sẽ không bị tràn ra sàn nhà khi máy giặt xả nước gây trơn trượt và giật điện. Nguồn nước cấp cho máy cần có áp lực phù hợp, hạn chế phèn, cặn.

Chọn số lượng quần áo và thời gian giặt phù hợp

Chú ý số lượng quần áo và thời gian giặt giúp bạn tiết kiệm điện, nước và thời gian, quần áo được giặt sạch hiệu quả và máy giặt bền hơn.

Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên hoặc giặt quần áo nhiều cùng một lúc, bạn nên trang bị máy giặt có khối lượng giặt lớn hơn nhu cầu khoảng 1 kg để đảm bảo máy giặt hoạt động ổn định hoặc chịu khó chia ra nhiều lần giặt. Số lượng quần áo quá đầy lồng giặt sẽ khiến quần áo không được giặt sạch hiệu quả, động cơ hoạt động quá tải. Bạn nên để số lượng quần áo từ 1/2 đến tối đa 3/4 lồng giặt.

Số lượng quần áo giặt cần phù hợp với máy

Hiện nay, các máy giặt đều có các chế độ giặt cho loại vải riêng biệt. Mỗi chế độ sẽ có khối lượng giặt, thời gian giặt riêng biệt mà bạn có thể tham khảo chi tiết trong sách hướng dẫn. Chọn chế độ phù hợp với chất liệu vải cùng thời gian giặt tùy theo độ bẩn để máy giặt hoạt động tiết kiệm, hiệu quả.

Với độ bẩn thông thường, thời gian giặt khuyến cáo dành cho 1 số loại vải như sau:

Xà phòng và nước xả cũng là một yếu tố bạn nên quan tâm. Xà phòng và nước xả không phù hợp sẽ không được hòa tan hết và đóng cặn, dính lên quần áo. Với mặt giặt cửa ngang, bạn nên sử dụng nước giặt và bạn có thể linh động sử dụng bột giặt hoặc nước giặt cho máy giặt cửa trên.

Vệ sinh máy giặt thường xuyên

Tùy theo tần suất sử dụng mà bạn nên vệ sinh lồng giặt và toàn bộ máy giặt từ 3 - 6 tháng/lần. Nếu máy giặt của bạn không có chế độ tự vệ sinh lồng giặt, đặt thời gian giặt lâu nhất và cho máy hoạt động mà không có quần áo và xà bông. Nếu máy có chế độ giặt nước nóng, hãy đặt nhiệt độ cao nhất.

Dùng các thiết bị cọ rửa thông thường để vệ sinh viền cửa cao su, mặt trong của nắp máy, ngăn đựng nước xả và xà phòng. Đây là nơi thường bị ẩm, sản sinh khá nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh là cần thiết. Với vỏ ngoài, bạn rút điện trước và dùng khăn mềm làm ẩm vào lau nhẹ nhàng.

Trong khi làm vệ sinh, bạn có thể kiểm tra ngay luôn được hệ thống có bị rò rỉ hay không để biết cách sữa chữa kịp thời. Nếu bạn không thể tự làm, hãy nhờ đến các nhân viên sữa chửa và bảo trì máy giặt làm thay giúp bạn.

© 2020 Copyright bySuaChuaDieuHoa24h.com. All rights reserved.